Danh sách bài viết

Tìm thấy 31 kết quả trong 0.53969407081604 giây

Tư vấn mùa thi: Mang thông tin chính thống, tin cậy đến với học sinh Tiền Giang

Giáo dục và đào tạo

Giữa một rừng thông tin về thi cử và xét tuyển, xu hướng nghề nghiệp, nhu cầu việc làm… trên mạng, học sinh tiếp cận dễ bị "rối" và không biết nguồn tin nào chính xác, đáng tin cậy.

Học sinh cần lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH?

Giáo dục và đào tạo

Lúc 8 giờ ngày 10.3, tại Trường THPT Trương Định (TX.Gò Công, tỉnh Tiền Giang) diễn ra chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức,

Hà Minh á quân Vietnam Idol 2023 sẽ hát cùng học sinh tại Tiền Giang, TP.HCM

Giáo dục và đào tạo

Hàng ngàn học sinh tại Tiền Giang và TP.HCM sắp được nghe trực tiếp giọng hát của Nguyễn Hà Minh, á quân, cô gái 19 tuổi gây sốt ở Vietnam Idol 2023.

Cuối tuần này, phụ huynh, học sinh tỉnh Tiền Giang cùng nghe tư vấn mùa thi

Giáo dục và đào tạo

Vào 8 giờ sáng chủ nhật tuần này (10.3), chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức sẽ diễn ra tại Trường THPT Trương Định, TX.Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Chàng trai chuyên Toán thành thủ khoa thi đánh giá năng lực

Giáo dục và đào tạo

Vượt qua 68.000 thí sinh, Nguyễn Hồ Tiến Đạt, THPT chuyên Tiền Giang, trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM.

Chàng trai chuyên Toán thành thủ khoa thi đánh giá năng lực

Giáo dục và đào tạo

Vượt qua 68.000 thí sinh, Nguyễn Hồ Tiến Đạt, THPT chuyên Tiền Giang, trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM.

Một nông dân chế tạo thành công máy rửa quả hồng xiêm

Các ngành công nghệ

Sau 5 năm mày mò, nghiên cứu, anh Trần Huỳnh Long (ở ấp Tây, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đã cho “ra đời” hơn 20 máy làm vệ sinh trái hồng xiêm.

Tiền Giang ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào chăn nuôi

Các ngành công nghệ

Tiền Giang đang phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững thông qua việc chuyển giao cho nông dân những tiến bộ kỹ thuật mới vừa giúp tăng hiệu quả kinh tế vừa giảm ô nhiễm môi trường.

Người biến phân heo thành... điện

Các ngành công nghệ

Sử dụng khí thải trong chăn nuôi để sinh ra nguồn điện sáng là sáng kiến của anh Bùi Minh Thế ở ấp Long Thạn, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Ứng dụng khoa học công nghệ tăng chất lượng đàn bò

Các ngành công nghệ

Tiền Giang đã ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ để cải thiện chất lượng đàn bò theo hướng tăng nhanh đàn bò hướng thịt và bò cái lai sinh có nhiều ưu thế.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá chình từ enzym và một số loại nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam

Các ngành công nghệ

Cá chình là loài có giá trị kinh tế rất cao, thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng và được ưu chuộng. Nghề nuôi cá chình bắt đầu ở Nhật Bản từ năm 1879, tiếp theo là ở Ý, Pháp và sau đó ở Đài Loan (1952), Trung Quốc (1973). Ở Việt Nam, cá chình được nuôi lần đầu tiên vào năm 2000 ở Bình Định và Phú Yên, sau đó, nhanh chóng được phát triển tại các tỉnh phía Nam như TP.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Năm 2010, Cà Mau và các tỉnh lân cận có hơn 700 ha ao nuôi cá chình. Nhìn chung, nuôi cá chình đem lại hiệu quả kinh tế cao và có triển vọng phát triển ở nhiều nơi trên khắp cả

Đề số 17 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Cho đến hiện nay, Liên Bang Nga vẫn được mệnh danh là cường quốc hàng đầu thế giới về A. công nghiệp dệt, may.  B. cơ khí, chế tạo máy. C. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử.  D. điện tử - tin học Câu 2: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?   A. Sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010. B. Tốc độ tăng trưởng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010. C. Cơ cấu sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010. D. Quy mô sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.                 Câu 3: Trong cơ cấu gía trị sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2007 chiếm A. 73,9%.                   B. 73,5%.  C. 69,4%.                   D. 67,8%. Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, bốn đô thị có quy mô dân sô (năm 2017) lớn nhất vùng DHNTB là A. Đà Nẵng, Tuy Hòa, Nha Trang và Phan Thiết . B. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và Phan Thiết. C. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và Phan Rang - Tháp Chàm. D. Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn và Nha Trang. Câu 5: Cho thông tin sau: “Ở nước ta, tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài. Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò điệp…”. Thông tin vừa cho chứng tỏ vùng biển nước ta A. có nhiều đặc sản  B. có nguồn hải sản phong  phú D. giàu tôm cá  D. có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế Câu 6: Mưa phùn ở nước ta thường diễn ra vào: A. nửa sau mùa đông ở đồng bằng và ven biển miền Bắc B. đầu mùa đông ở miền Bắc C. đầu mùa đông ở đồng bằng và ven biển miền Bắc D. nửa sau mùa đông ở miền Bắc Câu 7: Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực nào sau đây của châu Á? A. Bắc Á                    B. Đông Á C. Tây Á                    D. Nam Á                Câu 8: Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (năm 2007) là A. Tiền Giang, Hậu Giang.  B. Tân An, Mỹ Tho. C. Vũng Tàu, Mỹ Tho.  D. Long An, Tiền Giang. Câu 9: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2000 – 2013 Để thể hiện tốc độ tăng trưởng gía trị sản xuất lâm nghiệp của nước ta thời kì 2000 – 2013, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? A. Biểu đồ miền.       B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột.          D. Biểu đồ đường. Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam  trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào? A. Đà Nẵng.               B. Khánh Hòa C. Hà Nam.                D. Hưng Yên. Câu 11. Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? A. Luyện kim.   B. Chế biến lương thực thực phẩm. C. Năng lượng. D. Sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 12. Lễ hội kéo dài nhất trong năm ở nước ta là A. Yên Tử.                 B. Chùa Hương. C. Bà Chúa Sứ.          D. Đền Hùng. Câu 13. Ở nước ta , mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là do A. nước ta chịu tác động thường xuyên của Tín phong Bắc bán cầu. B. địa hình 85% là đồi núi thấp. C. khí hậu ảnh hưởng của biển Đông. D. nước ta nằm gần Xích đạo, mưa nhiều. Câu 14. Thị trường chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là A. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc  B. Ôxtraylia, ASEAN, EU. C. EU, ASEAN, Trung Quốc.    D. Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ. Câu 15. Cà Ná và Sa Huỳnh của vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi sản xuất muối lí tưởng ở nước ta vì A. nhiệt độ cao, ít có sông lớn đổ ra biển. B. ít bị thiên tai như bão, lũ lụt, nước biển có độ mặn cao. C. nghề muối đã trở thành nghề truyền thống lâu đời. D. có nhiều bãi cát trắng thích hợp cho việc làm muối. Câu 16. Với đặc điểm: “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20oB tới 53oB và khoảng 73oĐ tới 135oĐ, giáp với 14 nước”, Trung Quốc có khó khăn cơ bản trong việc A. quản lí xuất, nhập cảnh  B. đảm bảo an ninh quốc phòng. C. quản lí hành chính, chính quyền.    D. quản lí xuất nhập khẩu.    Câu 17. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú do A. lãnh thổ kéo dài 15 vĩ độ. B. Vị trí tiếp giáp giữa các vành đai sinh khoáng của thế giới. C. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới. D. vị trí nằm trên đường di lưu của các loài sinh vật. Câu 18. Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là A. các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.                             B. chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ. C. quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí. D. nước ta có nhiều thành phần dân tộc Câu 19. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta nhưng tổng giá trị sản xuất công nghiệp không phải đứng đầu cả nước là A. Đồng bằng sông Cửu Long.   B. Duyên hải miền Trung. C. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.  D. Đông Nam Bộ. Câu 20. Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông ở nước ta thực chất là A. một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền. B. gió Tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm. C. gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao lục địa châu Á D. gió mùa mùa đông nhưng đã bị biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã Câu 21. Miền đồi núi nước ta có nhiều đai cao nhưng đai nào chiếm diện tích rộng nhất? A. Đai nhiệt đới gió mùa   B. Đai ôn đới gió mùa trên núi. C. Đai cận nhiệt đớị gió mùa trên núi. D. Đai cận nhiệt đới gió mùa Câu 22. Nguyên nhân chính giúp chăn nuôi nước ta tăng nhanh tỉ trọng trong thời gian vừa qua là A. chủ trương của nhà nước được đẩy mạnh chăn nuôi để phục vụ xuất khẩu. B. chăn nuôi là ngành không đòi hỏi lớn về vốn, hiệu quả kinh tế cao. C. diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nên trồng trọt phát triển chậm. D. giải quyết tốt vấn đề lương thực, nguồn thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo. Câu 23. Căn cứ vào biểu đồ nhận xét nào đúng nhất? Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô, than và điện ở nước ta giai đoạn 1990 – 2010. A. Giai đoạn 2000 – 2010, dầu mỏ,than, điện tăng trưởng mạnh nhất. B. Than có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, dầu mỏ có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.      C. Giai đoạn 1990 – 2000, dầu mỏ tăng trưởng mạnh nhất, than  tăng trưởng chậm nhất. D. Giai đoạn 2000 – 2010, dầu mỏ,than, điện có tốc độ tăng trưởng  liên tục Câu 24. Nguyên nhân khiến đất feralit có màu sắc đỏ vàng là do A. có sự tích tụ oxit nhôm (Al2O3). B. có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3). C. các chất badơ dễ tan như Ca2+, K+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh. D. có sự tích tụ đồng thời oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3).    Câu 25. Biết số dân Hoa Kỳ giữa năm 2015 là 321,2 triệu người và tỉ lệ dân thành thị là 81%, vậy số dân thành thị của Hoa Kì tại thời điểm đó là A. 240,0 nghìn người.    B. 260,2 nghìn người. C. 260, 2 triệu người.         D. 240,2 triệu người. Câu 26. Cho biểu đồ Biểu đồ thể hiện  lượng mưa và lưu lượng dòng chảy qua sông Hồng Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên? A. Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng không sâu sắc B. sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng sâu sắc C. tổng lưu lượng nước sông Hồng lớn. D. mùa lũ sông Hồng trùng với mùa mưa Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản đánh bắt lớn nhất nước ta: A. Cà Mau, Bình Thuận.  B. Kiên Giang, Cà Mau. C. An Giang, Đồng Tháp.  D. Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu. Câu 28. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang13 -14, cho biết đỉnh núi nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. núi Mẫu Sơn.             B. núi Lang Bian. C. núi Tam Đảo.             D. núi Tây Côn Lĩnh. Câu 29. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Đơn vị:0C) Nhận xét nào sau đây “không đúng” với bảng  số liệu trên? A. Tháng có nhiệt độ cao nhất của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không giống nhau. B. Hà Nội có biên độ nhiệt năm cao hơn TP. Hồ Chí Minh. C. Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh. D. Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn TP. Hồ Chí Minh. Câu 30. Cho biểu đồ:   Biểu đồ cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện đến Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện đến qua các năm. A. Tỉ trọng của đường thủy tăng rất nhanh.  B. Tỉ trọng đường bộ cao nhất. C. Tỉ trọng đường hàng không giảm.   D. Tỉ trọng của đường bộ không tăng. Câu 31. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 – 14 và kiến thức đã học hãy cho biết tháng 4 năm 2009, Hiệp hội hang đông Hoàng gia Anh đã phát hiện và công nhận hang động đá vôi (Caxtơ) nào của Việt Nam là hang động lớn nhất thế giới tại thời điểm đó? A. Hang Sơn Đoòng.  B. Hang Cắc Cớ.   C. Hang Phong Nha   D. Hang Kẻ Bàng. Câu 32. Cho bảng số liệu: Dân số và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1981  - 2015 Sản lượng lúa bình quân theo đầu người năm 2015 là A. 492,95 kg/người. B. 346,45 kg/người C. 436,65 kg/người.   D. 312,5 kg/người. Câu 33. Lực lượng lao động nước ta năm 2015 là 53,98 triệu người phân theo các khu vực kinh tế lần lượt là khu vực 1: 23, 26 triệu người; khu vực 2: 12,02 triệu người; khu vực 3: 18,70 triệu người. Tỉ lệ lao động phân theo khu vực lần lượt là: A. 44,1%; 23%; 33,9%.   B. 43,0%; 22,5%; 33,9%. C. 43,1%; 22,3%; 34,6%.    D. 44,1%; 24,3%; 33,9%. Câu 34. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên năm 2013. Đơn vị: nghìn ha Nếu bán kính biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích  công nghiệp lâu năm của Trung du và miền núi Bắc Bộ bằng 1 (đơn vị bán kính) thì bán kính biểu đồ của Tây Nguyên là A. 1,9.                       B. 7,9. C. 2,6.                       D. 14,9. Câu 35. Dân số năm 2015 là 91,7 triệu người. Tỉ suất gia tăng tự nhiên là 1,07% so với năm 2014. Vậy dân số tăng thêm số với năm 2014 là A. 1,05 triệu người.   B. 0,95 triệu người.  C. 1,0 triệu người.  D. 0,97 triệu người. Câu 36. Nhận xét nào sau đây không đúng về nền nông nghiệp Hoa Kỳ hiện nay: A. Nền nông nghiệp hàng hóa phát triển mạnh.  B. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP. C. Hình thức sản xuất chủ yếu là trang trại.  D. Xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Câu 37. Số dân và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm Năm 2015 tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân là A. 34,9%.                      B. 34,5% C. 33,9%.                      D. 35,5% . Câu 38. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Á? A. Mang lại nguồn khoáng sản và hải sản khổng lồ. B. Giao thông buôn bán dễ dàng. C. Giao lưu văn hóa, xã hội thuận lợi.      D. Mang đến nhiều bão và áp thấp nhiệt đới. Câu 39. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng hình thành A. khu vực tập trung công nghiệp.   B. khu du lịch trọng điểm. C. ngành kinh tế trọng điểm.  D. vùng kinh tế trọng điểm. Câu 40. Để hạn chế tốc độ tăng dân số, từ năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện chính sách dân số với nội dung A. mỗi gia đình chỉ có 1 con trai.   B. mỗi gia đình chỉ có 2 con. C. mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con.  D. mỗi gia đình chỉ có 1 con.         

Vị trí, địa hình, Thủy Văn Và Khí Hậu Tiền Giang

Trái đất và Địa lý

Tiền Giang là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam, với phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Mỹ Tho trước đó. Tuy nhiên, cũng có thời kỳ toàn bộ diện tích tỉnh Tiền Giang ngày nay đều thuộc tỉnh Mỹ Tho, bao gồm cả vùng Gò Công. Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc[2]. Tiền Giang có đường bờ biển dài 32 km, với địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Mạng lưới viễn thông Tiền Giang được hiện đại hóa và triển khai đồng loạt trong toàn tỉnh, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Ngoài ra Tiền Giang cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch

Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông cửu long

Trái đất và Địa lý

ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh và TP : Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, với diện tích là 40 nghìn km2, dân số 17,4 triệu người (năm 2006).

Nguyễn Văn Nguyễn (1910 - 1953)

Lịch sử

Sinh tại xã Điều Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), học Trường Sư phạm Sài Gòn. Sớm giác ngộ cách mạng, ông được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội và trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng.

Lê Thị Hồng Gấm

Lịch sử

Lê Thị Hồng Gấm, sinh nǎm 1951, trong một gia đình nông dân lao động ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Mỹ Tho (nay thuộc Tiền Giang). Tham gia cách mạng từ nhỏ, việc gì được giao cũng nhận và hǎng hái làm tròn. Đói với đồng đội thì ơn nghĩa chí tình như đứa em gái.

Đề thi thử đại học Môn Sinh Học lần 1 năm 2014 của trường chuyên Tiền Giang

Sinh học

Người ta thực hiện các phép lai thuận nghịch ở hai dòng ngô thuần chủng : Dòng A hạt có nhũ màu vàng đậm, dòng B hạt có phôi nhũ trắng. Tính trạng màu sắc của phôi nhũ bị chi phối bởi một cặp alen đồng trội: - C1: phôi nhũ màu vàng đậm - C2: Phôi nhũ trắng Cặp gen trên nằm trên nhiễm sắc thể thường (ở loài ngô, bộ nhiễm sắc thể không có nhiễm sắc thể giới tính như các loài động vật). - Lai thuận: Lấy phấn cây A thụ phấn cho noãn của cây B → F1: 100% hạt có nội nhũ vàng tươi. - Lai nghịch: Lấy hạt phấn của loài B thụ phấn cho noãn của loài A → F1: 100% hạt có nội nhũ. màu vàng trung bình.Kiểu gen của nội nhũ ở phép lai thuận và nghịch lần lượt là:

Vị trí, địa hình, Thủy Văn Và Khí Hậu Bến Tre

Trái đất và Địa lý

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long[3], nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông với chiều dài đường biển khoảng 65 km và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây qua tỉnh Tiền Giang và Long An[4][5]. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 1 đến 2 mét so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26oC - 27oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm[6]. Trước kia, tỉnh Bến Tre là vùng hoang vu, một thời gian sau đó có một vài nhóm người đến định cư và thường tập trung nơi đất cao trên các giồng các ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt. Càng ngày số người đến định cư ngày càng đông, chính sự di cư này kèm theo sự gia tăng dân số, làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp[7].

21-05-2000 :Lễ khánh thành thông xe cầu Mỹ Thuận

Lịch sử

Lễ khánh thành thông xe cầu Mỹ Thuận. Đây là chiếc cầu treo dây văng đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á, là công trình hợp tác hữu nghị Việt Nam-Ôxtrâylia. Cầu nối 2 tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, dài 1535m, mặt cầu rộng 22,6m, có 4 làn xe chạy và 2 làn bộ hành.

Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Địa lí 9

Trái đất và Địa lý

Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn ý đúng trong các câu sau. Câu 1. Các đảo lớn ở vịnh Bắc Bộ của nước ta là: A. Cái Bầu, Cát Bà, Bạch Long Vĩ. B. Cái Bầu, Phú Quý, Côn Đảo, Thổ Chu. C. Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý. D. Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn. Câu 2. Côn Đảo thuộc tỉnh nào của nước ta? A. Khánh Hòa. B. Bà Rịa - Vũng Tàu. C. Bình Thuận. D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 3. Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào của nước ta? A. Bạc Liêu. B. Tiền Giang. C. Cà Mau. D. Kiên Giang. Câu 4. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của các tỉnh (thành phố) nào? A. Đà Nẵng, Khánh Hòa. C. Khánh Hòa, Bình Định. B. Đà Nẵng, Quảng Nam. D. Phú Yên, Bình Thuận. II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1. (4 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam (trang Địa chất khoáng sản, trang Giao thông) và kiến thức đã học: a) Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta và sự phân bố của chúng. Trong các khoáng sản đó, loại nào có vai trò quan trọng nhất? b) Cho biết nước ta có những điều kiện nào để phát triển giao thông vận tải biển? Hãy xác định một số cảng biển lớn và một số tuyến giao thông đường biển ở nước ta. Câu 2. (2 điểm) Tài nguyên đất của tỉnh (thành phố) em có những đặc điểm gì và giá trị kinh tế như thế nào? Hãy cho biết hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của tỉnh (thành phố) em. Câu 3. (2 điểm) Trình bày đặc điểm chung về kinh tế của tỉnh (thành phố) em .  

Lê Văn Duyệt (Quí Mùi 1763 – Nhâm Thìn 1832)

Lịch sử

Danh tướng công thần bậc nhất /của triều Nguyễn, quê gốc Bồ Đề ( Mộ Đức, Quảng Ngãi). Từ đời ông nội di cư vào Nam, ngụ ở làng Hoà Khánh (gần Vàm Trà Lọt), tỉnh Định Tường. Sang đời thân phụ ông là Lê Văn Hiếu dời đến sinh sống ở Rạch Gầm thuộc tổng Long Hưng, Mỹ Tho, cũng trong tỉnh Định Tường (nay là Tiền Giang).

Nguyễn Hữu Huân (Bính Tí 1816-Ất Tị 1875)

Lịch sử

Chí sĩ, quê làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (Mĩ Tho, nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Năm Nhâm Tí 1852 ông đỗ thủ khoa kì thi hương, nên tục gọi là Thủ khoa Huân.

Phạm Thị Hằng (Canh Ngọ 1810-Nhâm Dần 1902)

Lịch sử

Tức Thái hậu Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức, con gái quốc công Phạm Đăng Hưng. Quê ở giồng Tân Quy, huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định (sau thuộc Gò Công, nay thuộc tỉnh Tiền Giang).

Đề số 11 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 41: Vùng nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta hiện nay? A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng Sông Cửu Long C. Duyên hải Nam Trung Bộ  D. Đồng bằng Sông Hồng Câu 42: Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam. A. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố. B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí. C. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam. D. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn. Câu 43: Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là A. đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. B. đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trong đó có nhiều vùng núi độ cao đạt trên 2000m. C. các dãy núi chạy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. D. đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích và phân bố chủ yếu ở ven biển. Câu 44:  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 – 2007,  nhận xét nào sau đây đúng? A. giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng, khu vực dịch vụ khá cao nhưng chưa ổn định. B. tăng tỉ trọng  khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm  tỉ trọng khu vực dịch vụ. C. tăng tỉ trọng  khu vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. D. giảm tỉ trọng  khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, tăng tỉ trọng  khu vực nông - lâm - thủy sản. Câu 45: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là A. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan  B. vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan C. vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh   D. vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trong miền khí hậu phía Nam không có vùng khí hậu nào? A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.  B. Vùng khí hậu Tây Nguyên. C. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.  D. Vùng khí hậu Nam Bộ. Câu 47: Miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt chủ yếu do A. nhiều hoang mạc, bồn địa.    B. sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ. C. điều kiện tự nhiên không thuận lợi. D. ít tài nguyên khoáng sản và đất trồng. Câu 48: Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là A. nóng và khô.  B. lạnh, trời âm u nhiều mây. C. lạnh và ẩm.  D. lạnh, khô và trời quang mây. Câu 49: Mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là A. số lượng quá đông đảo. B. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao. C. thể lực và trình độ chuyên môn còn hạn chế D. tập trung chủ yếu ở nông thôn với trình độ còn hạn chế. Câu 50: Trung Quốc là quốc gia láng giềng nằm ở phía nào của nước ta? A. Phía đông                  B. Phía tây C. Phía bắc                    D. Phía nam Câu 51: Đặc điểm không đúng với các nước Đông Nam Á là A. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ. B. Lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn. C. Có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa. D. Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ. Câu 52: Nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân (chủ yếu có mật độ dưới 1 người/km2) nhưng lại có 1 dải có mật độ đông hơn với mật độ (1-50 người/km2) là do A. gắn với tuyến đường sắt đông – tây mới được xây dựng. B. gắn với lịch sử “con đường tơ lụa”. C. đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà. D. chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc. Câu 53: Cho biểu đồ: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2006 VÀ 2010 (Đơn vị: %)   Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?. A. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp phân theo các thành phần kinh tế đều tăng. B. Quy mô giá trị sản xuất ngành công nghiệp phân theo thành phần kinh tế không thay đổi. C. Giảm tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng thành phần ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài. D. Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn lớn nhất, tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước luôn nhỏ nhất. Câu 54: Đặc điểm không đúng về ngành công nghiệp trọng điểm là A. thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. B. sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn. C. mang lại hiệu quả cao, chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp. D. có thế mạnh lâu dài cả về tự nhiên và kinh tế xã hội. Câu 55: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch nào sau đây không phải là trung tâm du lịch quốc gia? A. Hà Nội, Đà Nẵng.  B. Nha Trang, Vũng Tàu. C. Hà Nội, Huế. D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh . Câu 56: Cho biểu đồ:   Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tình hình phát triển dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014. B. Sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014. C. Tốc độ tăng trưởng dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014. D. Quy mô và cơ cấu dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014. Câu 57: Vùng ĐBSH và ĐBSCL có ngành chăn nuôi phát triển là do A. có lực lượng lao động đông đảo, có kinh nghiệm trong chăn nuôi. B. có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. có điều kiện tự nhiên thuận lợi. D. các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Câu 58: Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là A. nông nghiệp nhiệt đới B. nông nghiệp thâm canh trình độ cao C. nông nghiệp đang được hiện đại hóa và cơ giới hóa D. có sản phẩm đa dạng Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nêu ba tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa nước ta? A. An Giang, Long An, Sóc Trăng. B. An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp. C. Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang. D. An Giang, Kiên Giang, Long An. Câu 60: Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là : A. Có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. B. Có nhiều cơ sở chế biến, phân bố rộng khắp trên cả nước C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú. D. Có thị trường xuất khẩu rộng mở. Câu 61: Nhật Bản là quốc đảo nằm trên A. Bắc Băng Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương.   D. Thái Bình Dương. Câu 62: Phía bắc Nhật Bản có khí hậu A. nhiệt đới, có một mùa đông lạnh, mùa hạ mưa nhiều. B. cận nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, mùa đông lạnh. C. ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết. D. ôn đới lục địa, khắc nghiệt, ít mưa. Câu 63: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 30, các trung tâm công nghiệp  thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là A. Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quy Nhơn. B. Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Bình Định. C. Quảng Nam, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. D. Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Câu 64: Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển duyên hải Thái Bình Dương vì A. Tăng sức cạnh tranh với các cường quốc. B. Giao thông biển có vai trò ngày càng quan trọng. C. sản xuất công nghiệp Nhật Bản lệ thuộc nhiều vào thị trường về nguyên liệu và xuất khẩu. D. để có điều kiện phát triển nhiều ngành công nghiệp, tạo cơ cấu ngành đa dạng. Câu 65: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào? A. Khánh Hòa.               B. Hà Nam  C. Đà Nẵng.                  D. Hưng Yên. Câu 66: Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á? A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị. B. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao. C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển. D. Thông qua các hiệp ước. Câu 67: Cho thông tin sau:” ở nước ta tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh rế, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển có hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều loài đặc sản khác như bào ngư, hải sâm, sò điệp...” thông tin vừa rồi chứng tỏ vùng biển nước ta A. có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế.  B. có nhiều đặc sản. C. có nguồn hải sản phong phú.   D. giàu tôm cá. Câu 68: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 15 nghìn tỉ đồng là A. Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ. B. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ. C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ. D. Hải Phòng, Hạ Long, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ. Câu 69: Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO NGÀNH (Đơn vị: Tỉ đồng) (Nguồn: Niên giám thống kê 2014, NXB Thống kê – Hà Nội, 2015) Nhận xét nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động của nước ta? A. Tỉ trọng giá trị của nhóm ngành trồng trọt và chăn nuôi chiếm cao nhất và tiếp tục tăng. B. Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp  đều tăng. C. Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đều giảm. D. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp. Câu 70: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, xác định đô thị của nước ta có quy mô dân số dưới 1 triệu người? A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Thành phố Hồ Chí Minh  D. Đà Nẵng. Câu 71: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn tấn) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Tốc độ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng khai thác. B. Sản lượng thủy sản khai thác của nước ta tăng gần 1,47 lần, giai đoạn 2005 - 2014. C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2005 – 2014 luôn lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác và gấp gần 1,17 lần vào năm 2014. D. Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng khá nhanh qua các năm. Câu 72: Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là A. bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh. B. trữ lượng các loại khoáng sản không đáng kể. C. nhiều núi lửa, động đất, sóng thần. D. nhiều đảo lớn, nhỏ cách xa nhau. Câu 73:  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản khai thác ? A. Kiên Giang.  B. Bà Rịa -Vũng Tàu.   C. Đồng Tháp.               D. An Giang. Câu 74: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc. A. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông. B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh. C. Tỉ lệ giới tính chênh lệch, số nam nhiều hơn số nữ. D. Tỉ lệ dân thành thị giảm, tỉ lệ dân nông thôn tăng. Câu 75: Dân cư ở ĐBSCL hàng năm phải sống chung với lũ vì A. lũ xảy ra quanh năm. B. không có hệ thống đê ngăn lũ như ĐBSH. C. phần lớn diện tích của vùng thấp hơn so với mực nước biển. D. lũ lên nhanh, rút nhanh nên rất khó phòng tránh. Câu 76: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào ở nước ta vừa giáp Lào, vừa giáp Cam Pu Chia: A. Đăk Lắk.                    B. Gia Lai.  C. Đắk Nông.                 D. Kon Tum. Câu 77: Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn người) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ kết hợp cột và đường.  D. Biểu đồ cột. Câu 78: Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là A. phát triển mạng lưới đô thị hợp lí đi đôi với xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông  thôn. B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị. C. hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên ở cả nông thôn và thành thị. D. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị để tăng sức chứa dân cư. Câu 79: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là A. Quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lý. B. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc. C. Các thiên tai biến thiên như bão, lũ lụt, hạn hán. D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ. Câu 80: Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là A. các nước chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển. B. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão. C. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng. D. phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.  

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Trường TC Kinh tế-Kỹ Thuật Tiền Giang

Lịch sử

Lí do trực tiếp nhất buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari (27 - 1 - 1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Trường CĐ Nghề Tiền Giang

Lịch sử

Ba phòng tuyến mạnh nhất của địch bị ta chọc thủng trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là

Dương Văn Minh (Bính thìn 1916 – Tân tị 2001)

Lịch sử

Dương Văn Minh (Bính thìn 1916 – Tân tị 2001). Tướng lãnh (Đại tướng) Quân đội Sài Gòn, tổng thống cuối cùng của “Việt Nam cộng hòa”, sinh năm 1916 (có tài liệu ghi năm 1911) tại Mĩ Tho, Tỉnh Định Tường (nay thuộc tỉnh Tiền Giang).

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học Trường TC Kinh tế-Kỹ Thuật Tiền Giang

Văn học

Bài thơ nào sau đây trong số các bài thơ của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc?

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học Trường CĐ Nghề Tiền Giang

Văn học

Cảm hứng của tùy bút Sông Đà được khơi gợi từ:

Công nghệ mới ứng dụng bước đầu trong nuôi chim yến

Quản trị nhân lực

Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh ven biển phía Nam đều có các hộ nuôi chim yến nhưng nhiều nhất ở vùng Gò Công tỉnh Tiền Giang và vùng Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh.Một số hộ tận dụng các tầng trên của nhà mình để nuôi chim yến nhưng rất nhiều hộ đầu tư nhiều tỷ đồng xây riêng một căn nhà chỉ để nuôi chim yến và thường gọi là nhà yến. Hình 1. Nhà yến đã có chim yến làm tổ